Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ online
Fanpage
Thống kê
  •   Đang online
    12
  •   Hôm nay
    55
  •   Hôm qua
    233
  •   Tổng truy cập
    640238
  •   Tổng sản phẩm
    177
  • 0 - 430,000 đ        

    Những món quà nên tặng vào ngày tết cổ truyền

    Xã hội ngày càng phát triển, mức sống ngày càng cao hơn, nhiều loại quà đặc sản , quà cáp hiện đại đang dần thay thế những món quà truyền thống. Tuy nhiên, dù chọn quà gì, bạn hãy luôn tặng bằng tấm chân tình .

    Cho và nhận là một hành vi văn hóa, vậy nên cần "có văn hóa tặng quà" và "văn hóa nhận quà". Người Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động, ứng xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, tránh bị "xui xẻo" suốt cả năm.  Những nón quà nên tặng nhân ngày tết cổ truyền
    - Giỏ quà Tết


    Đa số các giỏ quà Tết có 4 nhóm cơ bản: trà, bánh mứt kẹo, nước giải khát hoặc rượu, thực phẩm chế biến sẵn, ăn liền ( bò khô lát , bò khô sợi , bò khô viên , nai khô , cá thiều tẩm , cá thu tẩm , cá bò tẩm , cá ngừ đại dương , ghẹ sữa , cá bống sông trà ,  ...) Với những giỏ quà giá cao, điểm nhấn thường nằm ở hộp bánh, chai rượu hay hộp chocolate đắt tiền , hoặc bánh kẹo , đặc sản . Tại Đặc sản miền Trung - Đại Lộc Phát hiện nay có một số giỏ quà mẫu, có ghi rõ loại và giá của món hàng bên trong. Khách hàng có thể gọi điện thoại (05113750467) đến để đặt hàng, và yêu cầu giao hàng tận nhà. Nhiều điểm bán có hình thức giảm giá ưu đãi cho khách mua nhiều làm quà biếu, tặng.
    Kinh nghiệm chọn quà Tết thường là mua hàng rời rồi đặt nơi bán gói để có thể xem kỹ hạn sử dụng, kiểm tra được món hàng cho đúng ý, ngoài ra còn có thể nhận được quà tặng, quà khuyến mãi đi kèmv.v…
    Quầy dịch vụ khách hàng của siêu thị có chuẩn bị sẵn nhiều mẫu giấy gói quà, nơ và giỏ quà mới, Khi chọn mua sản phẩm, chú ý phối hợp các kích cỡ, dạng hộp vuông - tròn - cao - thấp... để giỏ quà gói đẹp và dễ sắp xếp.

    - Bầu rượu :

    Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu rượu bằng gốm. Người ta tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất. Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu đặc sản ( rượu Hồng Đào , rượu Minh Mạng , rượu Amakong , rượu cần , rượu Bầu Đá , rượu vang Hibiscus..) hoặc chai rượu hiện đại, nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi.
     ruou ta ca phe
    - Bánh kẹo :

    Hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp , mọt vài hộp bánh đặc sản ( bánh đậu xanh nhân thịt , bánh khô mè bánh su sê , bánh pía , bánh dừa nướng ,...)  mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng biểu tượng cho đất, dùng để cúng tổ tiên, trời đất với hy vọng một năm mới đủ đầy .
    Banh keo
    - Dầu:

    Khi tặng nhau chai dầu ăn thay lời chúc phát tài (dầu = giàu).

    - Các món đồ có màu đỏ:

    Các món quà ngày xuân thường có màu sắc vui tươi. Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa chuộng trong dịp này. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm... Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Sắc đỏ tượng trưng cho điều vui, may mắn, sự hanh thông. Quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng thể hiện sự chân thành của người biếu, mong muốn gửi điều may mắn nhất cho nhau. Đó là lý do mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền để chọn cặp dưa đỏ nhất, ngọt nhất.

    - Áo mới:

    Với người già, tấm khăn nhung, mảnh vải đẹp là món quà ý nghĩa. Các cụ ngày xưa tiết kiệm cả năm, mỗi dịp lễ lạt mới dám mang áo mới ra mặc. Qua món quà này, con cháu muốn cầu chúc ông bà luôn mạnh khỏe.

    - Gà trống:

    Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ). Khi tặng gà trống, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều anh con rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận.

    - Cành đào:


    Mọi người thường biếu cành đào để chưng ngày Tết và trừ ma quỷ. Chuyện kể rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần cai quản lũ quỷ. Khi ma quỷ đến phá phách nhà cửa, người dân chỉ cần chưng cành đào, chúng sẽ sợ mất vía và dạt ra xa.

    - Gạo mới:

    Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.

    - Tranh:

    Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức "Vinh hoa" rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.

    - Chó:

    Có người còn tặng nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa "gâu gâu" của chó nghe như chữ "giàu". Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ.

    Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm